Quận Hai Bà Trưng, thường được gọi tắt là Hai Bà, là một quận nằm trung tâm của thành phố Hà Nội. Tên quận được đặt theo đền thờ Hai Bà Trưng nằm gần hồ Đồng Nhân (Theo wikipedia)
Quận Hai Bà Trưng, thường được gọi tắt là Hai Bà, là một quận nằm trung tâm của thành phố Hà Nội. Tên quận được đặt theo đền thờ Hai Bà Trưng nằm gần hồ Đồng Nhân (Theo wikipedia)
Lưu ý: Gia Sư Việt Nam không thu hộ học phí. Mọi giao dịch bạn hãy liên hệ trực tiếp theo thông tin trong bài đăng và tự chịu trách nhiệm cho giao dịch của mình.
Hai Bà Trưng là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
Quận có diện tích 9,2 km². Dân số năm 2018 là 318.000 người.
Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).
Trước năm 1961, địa bàn quận cùng với Bạch Mai, Mai Động, Hoàng Mai đều thuộc khu vực nội thành Hà Nội và quận VII.
Năm 1961, địa bàn quận trở thành khu Hai Bà Trưng.
Tháng 6 năm 1981, khu phố Hai Bà Trưng chuyển thành quận Hai Bà Trưng, gồm 22 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động trên cơ sở thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì.[4]
Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thành 2 phường: Giáp Bát và Tân Mai.[5]
Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.
Đầu năm 2003, quận Hai Bà Trưng có 25 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.
Tháng 1 năm 2004, 5 phường: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ chuyển sang trực thuộc quận Hoàng Mai[6]
Đến cuối năm 2019, quận Hai Bà Trưng có 20 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập phường Bùi Thị Xuân và một phần diện tích và dân số của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Nguyễn Du; sáp nhập phần còn lại của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Phạm Đình Hổ.[7]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập phường Đống Mác vào phường Đồng Nhân; sáp nhập phường Quỳnh Lôi vào phường Bạch Mai; giải thể phường Cầu Dền, địa bàn sáp nhập vào các phường Bách Khoa và Thanh Nhàn.[8]
Quận Hai Bà Trưng có 15 phường như hiện nay.
Quận Hai Bà Trưng có 15 phường trực thuộc, gồm: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Các trường Đại học và Trường THPT, Trung học cơ sở nằm trên địa bàn quận.
Các phường phía nam quận Hai Bà Trưng là những nơi có những khu tập thể được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 như khu tập thể Nguyễn Công Trứ, khu tập thể Quỳnh Mai, khu tập thể Trương Định, khu tập thể Bách Khoa...
Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Hoàng Mai); trong đó tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Hoàng Mai) và tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Hiện nay, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đầm Trấu (phường Bạch Đằng), khu đô thị cao cấp Times City, khu đô thị Green Pearl 378 Minh Khai (đều nằm trên địa bàn phường Vĩnh Tuy)...
Từ đường Trần Khát Chân, đoạn cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.
Tên phố Kim Ngưu được đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.
Đoạn phố mở đi qua đất làng Thanh Nhàn- phường Thanh Nhàn được gọi là Tây Kim Ngưu, từ số nhà 2 đến số 176.
Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi. Đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu- từ ô Đống Mác đến đền Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dân làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961- 1962.
Hiển thị 1.521 - 1.540 trong 3.805 kết quả.
Từ đường Trần Khát Chân, đoạn cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.
Tên phố Kim Ngưu được đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.
Đoạn phố mở đi qua đất làng Thanh Nhàn- phường Thanh Nhàn được gọi là Tây Kim Ngưu, từ số nhà 2 đến số 176.
Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi. Đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu- từ ô Đống Mác đến đền Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dân làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961- 1962.
Minh Khai là một phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tên phường được đặt theo tên nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai.
Phường có diện tích 0,47 km², dân số năm 2021 là 19.108 người,[1][2] mật độ dân số đạt 40.655 người/km².
Con phố chính của phường Minh Khai là phố Minh Khai, dài 3712m, rộng 7-8m.[4] Địa giới của phường chạy dọc theo phố Minh Khai, được giới hạn bởi đường Tam Trinh - Kim Ngưu và đường Trương Định - Bạch Mai.
Thời xưa, phố Minh Khai là một đoạn của tòa thành đất vòng ngoài bao quanh kinh thành Thăng Long.
Thời Pháp thuộc, phần phía tây của phố Minh Khai được gọi là Hưng Ký (đặt theo tên nhà tư sản Hưng Ký, người có một dãy nhà cho thuê ở đây). Phần phía đông được gọi là phố Mai Động (đặt theo tên làng sở tại). Trong đợt đổi tên phố tháng 6/1964, hai phố được hợp nhất và đặt tên là phố Minh Khai.[4]
Ngân hàng Bắc Á có tổng cộng 7 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt ở Quận Hai Bà Trưng.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội có tổng cộng 9 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt ở Quận Hai Bà Trưng.
Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, địa chỉ văn phòng 16B phố Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tiền thân là phòng y tế khu phố Hai Bà Trưng được thành lập từ năm 1954 với đội ngũ nhân viên chưa được 10 người, trình độ cao nhất là y sỹ, gồm 3 cơ sở khám chữa bệnh ở phố Lò Đúc, Lương Yên và Mai Hắc Đế. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, xây dựng hòa bình, đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ,…; Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn Quận, được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trung tâm đã từng bước trưởng thành phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Từ 1954-1960 nhiệm vụ của phòng y tế là hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, tổ chức mạng lưới vệ sinh ở các khối phố.
Từ 1961-1975, phòng y tế khu Hai Bà Trưng đã phát triển với trên 50 cán bộ công chức có nhiệm vụ vận động sinh đẻ có kế hoạch, tổ chức mạng lưới cấp cứu phòng không với đội ngũ vệ sinh viên và hội viên chữ thập đỏ, làm nhiệm vụ cứu sập, sơ cứu thương trong thời kỳ chiến tranh leo thang của Đế quốc Mỹ chống phá Thủ đô Hà Nội.
Từ năm 1975-1989, phòng y tế khu Hai Bà Trưng có 7 trạm y tế, 4 phòng khám đa khoa: Lương Yên, Bà Triệu, Mai Hương và 261 Bạch Mai. Phòng y tế khu Hai Bà Trưng với gần 200 cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ Trưởng trạm y tế ở các phường hầu hết là y sỹ. Lúc này nhiệm vụ của phòng y tế là khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế.
Từ năm 1990 – 2006: Phòng y tế được đổi tên thành Trung tâm y tế Hai Bà Trưng trực thuộc UBND Quận và chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở y tế, với gần 250 cán bộ viên chức, đội ngũ đông đảo các bác sĩ (2/3 các trạm y tế phường có bác sĩ). Nhiệm vụ của Trung tâm y tế: Phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình CSSKBĐ, khám chữa bệnh, bảo vệ bà mẹ trẻ em và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho trạm y tế cơ sở. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn.
Ngày 29/01/2007, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 403/QĐ-UBND về việc đổi tên và xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy TTYT thành TTYT dự phòng. Chức năng Trung tâm y tế dự phòng quận Hai Bà Trưng: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn Quận.
Ngày 19/09/2008, Trung tâm Y tế dự phòng quận Hai Bà Trưng đổi tên thành Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đổi tên Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và tương đương thành Trung tâm Y tế quận huyện và tương đương; xác định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Trung tâm Y tế quận, huyện và tương đương. Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội.
Năm 2018, Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng được tổ chức lại theo Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 05/7/2018 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã và Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trực thuộc Sở Y tế. Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng có nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh; thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu khám chữa bệnh; bảo vệ bà mẹ trẻ em và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; quản lý các bệnh xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát chuyên môn cho 18 Trạm Y tế.
Năm 2022, Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng được tổ chức lại theo Quyết định số 5382/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Trong những năm qua, tập thể đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức kỷ luật, đoàn kết nhất trí, tận tuỵ, yêu nghề, chủ động hoàn thành xuất sắc mọi công việc và nhiệm vụ được giao. Từng cán bộ không ngừng học tập và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như liên tục cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới, chuyên ngành, chuyên sâu để ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát toàn diện của Sở Y tế Hà Nội, Quận uỷ, HĐND, UBND quận Hai Bà Trưng và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trong toàn quận để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội.