Hợp Đồng Nguyên Tắc Mua Bán Hàng Hóa Là Gì

Hợp Đồng Nguyên Tắc Mua Bán Hàng Hóa Là Gì

Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là hình thức giao dịch còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là gì? Quy định mới nhất về hợp đồng 3 bên? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là hình thức giao dịch còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là gì? Quy định mới nhất về hợp đồng 3 bên? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên

Hợp đồng giao kết 3 bên bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản có chữ ký của 3 bên liên quan.

- Hợp đồng 3 bên ký kết quy định rõ về từng điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của các bên

- Cả 3 bên cùng tham gia giao kết hợp đồng có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi đầy đủ chữ ký của 3 bên hoặc một trong 3 bên có thể ủy quyền ký thay.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên [TẢI NGAY]

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên về cơ bản cần đầy đủ nội dung được nêu phía trên. Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng 3 bên mới nhất theo mẫu dưới đây:

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bêm mới nhất

Trên đây là những quy định chung về hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên và mẫu hợp đồng mua bán 3 bên mới nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ):  0911 061 221

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho Bên mua và nhận thanh toán; Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho Bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận ?

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Khoản 8 Điều 3, Điều 24 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các Bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, tại …, chúng tôi gồm có:

Bên bán hàng hóa (Sau đây gọi tắt là Bên A):

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Bên mua hàng hóa (Sau đây gọi tắt là Bên B):

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Hai Bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều khoản như sau:

1. Bên A đồng ý giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho Bên B theo các nội dung sau đây:

2. Cách thức đóng gói và bảo quản hàng hóa: …

3. Bao bì và ghi ký mã hiệu hoàng hóa: …

4. … (Bên A và Bên B thoả thuận các nội dung dung cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).

Điều 2. Giá mua bán và phương thức thanh toán

1. Giá mua bán hàng hóa nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

(Bên A và Bên B có thể thoả thuận phương thức thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng phương thức thanh toán khác).

… (Bên A và Bên B có thể thoả thuận về địa điểm thanh toán cụ thể trong hợp đồng này).

Đợt 1: Bên B thanh toán tiền mua hàng hóa cho Bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng), tại thời điểm …. (Bên B kiểm tra xong hàng hoá) ...

Đợt 2: Bên B thanh toán tiền mua hàng hóa cho Bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng), tại thời điểm Bên A giao hàng, chứng từ liên quan đến hàng hoá cho Bên B.

… (Bên A và Bên B có thể thoả thuận về thời hạn thanh toán cụ thể trong hợp đồng này).

Điều 3. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng mua bán

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán:

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày Bên A và Bên B ký kết và chấm dứt khi Bên A hoàn thành các nghĩa vụ đối với hàng hóa đã chuyển giao cho Bên B, đồng thời Bên B hoàn thành các nghĩa vụ đối với hàng hóa đã nhận chuyển giao từ Bên A theo quy định tại hợp đồng này.

Thời hạn Bên A giao hàng hóa cho Bên B là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Thời hạn Bên B thanh toán Đợt … cho Bên A là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

… (Hoặc Bên A có thể thoả thuận với Bên B về việc thanh toán tại thời điểm nhận hàng hóa hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa (nếu có)).

2. Địa điểm giao nhận hàng hóa:

Bên A giao hàng hóa cho Bên B và Bên B nhận hàng hóa cho Bên A tại: …

3. Phương thức giao nhận hàng hóa:

Hàng hóa mua bán được Bên A giao cho Bên B nhận một lần hoặc … lần và trực tiếp, kèm theo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa (nếu có).

… (Hoặc hàng hóa sẽ được giao nhận theo một phương thức cụ thể khác do Bên A và Bên B thỏa thuận trong hợp đồng này).

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của Bên A

1. Giao hàng hóa theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, kèm theo giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa (nếu có) cho Bên B theo quy định tại Điều 3 hợp đồng này.

2. Giao hàng, chứng từ liên quan đến hàng hóa cho Bên B theo đúng thời hạn, địa điểm và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng này.

3. Bảo đảm cho Bên B có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa.

4. Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa cho Bên B theo quy định của pháp luật (nếu có).

5. Cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa và hướng dẫn cách sử dụng hàng hóa đó cho Bên B.

6. Bảo hành đối với hàng hóa mua bán trong thời hạn bảo hành là … tháng, kể từ ngày Bên B nhận được hàng hóa.

7. Sửa chữa hàng hóa và bảo đảm hàng hóa có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết với Bên B.

8. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng này.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của Bên B

1. Thực hiện việc kiểm tra hàng hóa khi Bên A giao hàng hóa theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

2. Từ chối nhận hàng hóa nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này.

3. Nhận hàng hóa theo thoả thuận tại hợp đồng này và thực hiện những công việc … theo thỏa thuận để bảo đảm Bên A có đủ điều kiện giao hàng cho Bên B.

4. Thực hiện thanh toán tiền mua hàng hóa cho Bên A theo đúng giá mua bán, phương thức, địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

5. Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật (nếu có), thuộc trách nhiệm của Bên B theo quy định tại hợp đồng này.

6. Yêu cầu Bên A sửa chữa hàng hóa không phải trả tiền đối với hàng hóa có khuyết tật hoặc trả lại hàng hóa và lấy lại tiền trong thời hạn bảo hành (nếu có).

7. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng này.

Điều 6. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại.

2. Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà Bên B đã cho Bên A biết hoặc Bên A phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng này.

3. Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà Bên A đã giao cho Bên B.

4. Không được đóng gói, bảo quản theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Điều 7. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

1. Bên A không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng Bên B đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bên A phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho Bên B, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.

3. Bên A phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do Bên A vi phạm hợp đồng.

Điều 8. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá

1. Bên A không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên A phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán cho Bên B.

2. Trường hợp Bên B yêu cầu Bên A phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do Bên B cung cấp, thì Bên B phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc Bên A đã tuân thủ những yêu cầu của Bên B.

1. Bên A mất quyền viện dẫn quy định tại Khoản 2 Điều 8 hợp đồng này nếu Bên A không thông báo ngay cho Bên B về khiếu nại của Bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi Bên A đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp Bên B đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của Bên thứ ba.

2. Bên B mất quyền viện dẫn quy định tại Khoản 1 Điều 8 hợp đồng này nếu Bên B không thông báo ngay cho Bên A về khiếu nại của Bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi Bên B đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp Bên B biết hoặc phải biết về khiếu nại của Bên thứ ba.

Điều 10. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì Bên A phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng này.

2. Bên A phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian là … ngày, kê từ ngày phát sinh nghĩa vụ bảo hành của Bên A hoặc trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên A phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác tại hợp đồng này.

- Thông tin về hàng hóa đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

- Hàng hóa thuộc trường hợp được bán hàng hóa theo quy định của pháp luật;

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Hàng hóa không có tranh chấp; Hàng hóa không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

- Những thông tin về Bên B đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

- Đã xem xét kỹ, biết rõ về hàng hóa nêu tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa (nếu có);

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

1. Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp Bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho Bên bị vi phạm (nếu có).

3. Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho Bên bị vi phạm.

Chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu …

… (Bên A và Bên B tự thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng này).

Điều 14. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì Bên A và Bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp Bên A và Bên B không thỏa thuận được thì một trong các Bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng này được mặc nhiên chấm dứt và thanh lý khi Bên A hoàn thành các nghĩa vụ đối với  hàng hóa đã giao cho Bên B, đồng thời Bên B hoàn thành các nghĩa vụ đối với hàng hóa đã nhận từ Bên A theo quy định tại hợp đồng này.

Bên A và Bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho Bên A … bản, Bên B … bản./.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa: Tải về

DMS LAW LLCGiám đốc(Đã duyệt)Luật sư Đỗ Minh Sơn

Mua bán hành hóa và mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại có điểm gì giống và khác nhau? Tại sao cùng là hoạt động mua bán nhưng lại có thể chịu sự điều chỉnh bởi Luật Thương mại hoặc Bộ luật dân sự? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi.

Theo từ điển Tiếng Việt, “mua” là động từ thể hiện việc đổi tiền bạc lấy hàng hóa, đồ vật, “bán” là đem đổi hàng hóa lấy tiền, “hàng hoá” là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Như vậy, có thể hiểu mua bán hàng hóa là việc trao đổi hàng hóa giữa các bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Hàng hóa được mua bán, trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình hành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường. Phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa có thể là trực tiếp tiến hành bởi các bên hoặc thông qua trung gian, bên thứ ba (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa).

Còn theo quy định của pháp luật, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản vì thế nên mua bán hàng hóa sẽ mang những đặc điểm của mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Mua bán tài sản/hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Mua bán tài sản/háng hóa đều được thể hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng.

Tuy nhiên, mục đích chính của mua bán hàng hóa vẫn là mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận. Còn mua bán tài sản không nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà có thể nhằm các mục đích khác như: tiêu dùng, tặng, cho,…

Ngoài những đặc điểm chung của mua bán tài sản, mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân.

Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh chính của Luật Thương mại, hiện nay là Luật Thương mại 2005. Chủ thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng và hoạt động thương mại nói chung là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

Như vậy, có thể thấy, so với các chủ thể mua bán tài sản là các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa phải đáp ứng thêm điều kiện là có đăng ký kinh doanh với tư cách là thương nhân để thực hiện quá trình mua bán hàng hóa.

Thứ hai, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn với mục đích sinh lợi.

Do sự khác biệt về tính chất chủ thể nên mục đích của các bên chủ thể mua bán tài sản trong quan hệ dân sự thường hướng đến mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Còn đối với các bên chủ thể mua bán hàng hóa trong quan hệ thương mại lại hướng đến mục đích chính là mục đích sinh lợi. Mặt khác, mua bán hàng hoá trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân – hoạt động thương mại. Luật Thương mại 2005 cũng có định nghĩa về hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba, thuộc tính của hàng hóa.

Hiện nay, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng khá phổ biến trong pháp luật thương mại của các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định rõ ràng về thuật ngữ hàng hóa như sau:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Theo đó, hàng hóa hiểu theo nghĩa rộng có hai thuộc tính đó là: có tính lưu thông và có tính thương mại. Còn thuật ngữ tài sản được sử dụng trong dân sự chỉ mang thuộc tính giao dịch (lưu thông).

Qua đây, chúng ta có thể cơ bản phân biệt được mua bán hàng hóa và mua bán tài sản, hiểu rõ hơn về các đặc điểm điển hình của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005