Nhảy Nụ Cười Xuân Hương Ly

Nhảy Nụ Cười Xuân Hương Ly

Dưới đây là những kinh nghiệm đi du lịch singapore malaysia mà bất kỳ ai đi du lịch cũng phải quan tâm. Singapore vừa là tên của cả quốc gia và vừa là thủ đô của nước này, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hoa, sân bay quốc tế Changi, ở singapore  hút thuốc lá, vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, không cho phép sẽ bị phạt rất nặng và thậm chí bị bỏ tù. Malaysia Thủ đô...

Dưới đây là những kinh nghiệm đi du lịch singapore malaysia mà bất kỳ ai đi du lịch cũng phải quan tâm. Singapore vừa là tên của cả quốc gia và vừa là thủ đô của nước này, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hoa, sân bay quốc tế Changi, ở singapore  hút thuốc lá, vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, không cho phép sẽ bị phạt rất nặng và thậm chí bị bỏ tù. Malaysia Thủ đô...

Kế hoạch bài dạy an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS

Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông

- Nhận biết được tình hình giao thông rất phức tạp tại Việt Nam hiện nay.

- Hiểu được các nhân tố chính dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.

- Phân tích được các yếu tố chi phối đến người lái xe khi tham gia giao thông.

- Phân tích số liệu thống kê để thấy được tai nạn giao thông là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất ở lứa tuổi học sinh.

- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích 1 vụ tại nạn giao thông do những yếu tố và nguyên nhân nào để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tham gia giao thông.

- Biết cách tự đánh giá kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn của bản thân.

-Tuyên truyền, phổ biến giáo dục ATGT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học.

- Đưa các bài giảng về giáo dục an toàn giao thông vào trong trường học, giúp HS có kiến thức vững vàng khi tham gia giao thông. Giảm thiểu tối đa trường hợp HS sai phạm luật ATGT.

- Xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông nhất là đối tượng học sinh.

Năng lực chung: Năng lực tự chủ .Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân, tự phân công và quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác nhóm trong học tập.

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra; Có ý thức vận dụng kiến thức về an toàn giao thông để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm; đánh giá chính xác kết quả của nhóm bạn.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy tính, tivi/ máy chiếu, máy tính cầm tay…

Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, …..

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em gây hứng thú với việc học bài mới.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân

Bằng hiểu biết của bản thân hãy:

(1) Cho biết tại sao phải tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.

(2) Lấy ví dụ về 01 trường hợp tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và 01 trường hợp chưa tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.

để giới thiệu nội dung bài học.

- Ví dụ như vậy có rất nhiều lí do yêu cầu chúng ta phải tuân thủ các quy tắc An toàn giao thông như: Tình hình tai nạn giao thông hiện nay tại Việt Nam rất phức tạp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông, tình hình tai nạn giao thông của học sinh trung học, nguyên nhân tai nạn giao thông do học sinh trung học đó chính là những nội dung cần tìm hiểu ở bài học hôm nay.

* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Giáo viên quan sát theo dõi và hướng dẫn và gợi ý đối với học sinh có khó khăn.

Tổ chức học sinh thực hiện hoạt động:

- Nêu câu hỏi, tình huống gợi vấn đề, trình chiếu hình ảnh,…

- Hướng dẫn, gợi ý học sinh thực hiện yêu cầu.

* Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp trao đổi thảo luận: gọi 01 học sinh lên bảng thuyết trình về kết quả làm việc cá nhân, các học sinh khác trao đổi, thảo luận, bình luận và bổ sung thêm

- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.

- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh dẫn dắt vào bài mới.

- Kết quả làm việc của các học sinh có thể rất khác nhau; Giáo viên không chốt nội dung, sử dụng các nội dung thảo luận làm tình huống

* Bước 4. Trên cơ sở trao đổi thảo luận của lớp, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của bài học.

* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh và chuẩn bị báo cáo trước lớp.

- HS ghi nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, quan sát.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :Tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay

Mục tiêu: Học sinh nhận biết được như thế nào là trật tự an toàn giao thông.

Sản phẩm: Nêu được cụ thể tình hình an toàn giao thông..

Tổ chức thực hiện: Học sinh thảo luận cặp đôi.

Tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay

Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay tại Việt Nam

(1) Trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay như thế nào? nêu một số biểu hiện về trật tự an toàn giao thông mà em quan sát được.

(2) Số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm; lứa tuổi nào chiếm tỷ lệ tai nạn giao thông/Tai nạn thương tích đến cấp cứu tại bệnh viện cao nhất?

(3) Tình hình trật tự an toàn giao thông như vậy gây ra những hậu quả nào? Liên hệ với địa phương em.

* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Đọc nội dung, quan sát các hình ảnh, kết hợp với phân tích biểu đồ.

- Cho học sinh thảo luận cặp đôi , sau đó giáo viên gọi học sinh trình bày sản phẩm của mình.

- Dựa vào kết quả trả lời của học sinh, giáo viên cho học sinh nhận biết tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay

* Bước 2 khuyến khích học sinh hỏi những nội dung chưa rõ về nhiệm vụ giáo viên giao; quan sát trợ giúp học sinh khi cần thiết.

- Nếu học sinh khó khăn, giáo viên có thể hướng dẫn thêm: để hs trả lời câu hỏi (1) và (2) kết hợp các kiến thức đã có và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi (3).

* Bước 3: Trao đổi thảo luận - Học sinh trao đổi thảo luận; có nhiều cách để giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận:

(i) Giáo viên gọi 01 học sinh đại diện cho nhóm báo cáo kết quả, trên cơ sở kết quả đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và bổ sung; (ii) Giáo viên gọi 01 nhóm treo sản phẩm và báo cáo (nếu có bảng phụ), học sinh khác cùng thảo luận và bổ sung;

(iii) Giáo viên gọi 01 học sinh lên bảng thuyết trình sản phẩm của mình trên các slide (nếu có máy chiếu),... - Giáo viên chốt, điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

. * Bước 4. Đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

- Nếu có thời gian, giáo viên có thể chiếu đoạn phim về “Tình hình giao thông hiện nay tại Việt Nam” để học sinh khắc sâu thêm kiến thức.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

Thảo luận, chốt kết quả và chuẩn bị trình bày

- Thảo luận, chuẩn bị lên bảng trình bày.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, học sinh làm việc cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi nhóm và thống nhất nội dung của nhóm, chuẩn bị báo cáo trước lớp.

HOẠT ĐỘNG 3: . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông.

Mục tiêu:Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT.

Sản phẩm:Nêu cụ thể nhân tố ảnh hưởng tới TNGT.

Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông

- Bằng kiến thức đã học, và liên hệ với bản thân, hãy cho biết:

(1) Các nguy cơ tiềm ẩn và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông.

(2) Lựa chọn 01 nguy cơ hoặc yếu tố và phân tích.

(3) Nguyên nhân của tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

* Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.

Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đối với nhiệm vụ (1) học sinh quan sát các hình ảnh và đọc tài liệu có thể nêu ra được các nguy cơ và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông; đối với câu hỏi (2) là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể lựa chọn yếu tố hoặc nguy cơ tiềm ẩn mà học sinh thấy phù hợp và đưa ra những phân tích của cá nhân; câu (3) là câu hỏi liên hệ, trên cơ sở câu (1), (2) và phân tích để trả lời.

- Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh có khó khăn. Điều chỉnh nhiệm vụ học tập của học sinh khi thấy cần thiết.

* Bước 3. Trao đổi thảo luận - Học sinh trao đổi sản phẩm học tập theo cặp, đọc chéo sản phẩm của nhau, góp ý, bổ sung cho bạn các ý kiến của cá nhân.

- Giáo viên có thể chuẩn hóa lại một vài nguy cơ và yếu tố có thể gây ra tai nạn giao thông. Nhấn mạnh các nguyên nhân và yếu tố học sinh thường mắc phải.

* Bước 4. Đánh giá quá trình làm việc của học sinh và kết quả cuối cùng của một số học sinh.

- Cá nhân nhận nhiệm vụ, đọc tài liệu..

- Trả lời câu hỏi của giáo viên khi được gọi.

- Thảo luận nhóm, thống nhất bài làm.

- Thư ký nhóm lên bảng báo cáo.