Với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn", Diễn đàn sẽ được triển khai dưới sự điều hành của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.
Với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn", Diễn đàn sẽ được triển khai dưới sự điều hành của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.
Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ I
Đại hội được tổ chức từ ngày 28 - 29/3/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Dự đại hội có 613 đại biểu đại diện cho 11.188.789 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 95 đồng chí.
Đồng chí Phạm Bái, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ nhiệm kỳ 1988 - 1993
Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Các đồng chí Hoàng Hồng Thất, Nguyễn Thành Thơ, Cầm Ngoan, Nguyễn Thị Huệ được bầu làm Phó Chủ tịch.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 6 (khóa I) tại Hà Nội, từ ngày 30/10 - 2/11/1991 đã bầu đồng chí Hoàng Hồng Thất, Phó Chủ tịch Thường trực làm Quyền Chủ tịch Hội thay đồng chí Phạm Bái nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 7 (khóa I) tại Hà Nội, họp từ ngày 2 - 5/6/1992 đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần), Ủy viên Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Tại Đại hội này, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước - Trường Chinh thay mặt Đảng, Nhà nước đã trao tặng Huân chương sao Vàng, Huân chương cao quý nhất cho giai cấp nông dân Việt Nam.
Đại hội đã đánh dấu một mốc son quan trọng trên chặng đường lịch sử vẻ vang gần 6 thập kỷ, mở ra giai đoạn phát triển mới của phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; từ đây, một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân chính thức được thành lập, có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở.
Sự kiện quan trọng này một lần nữa khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.
Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ III
Đại hội được tổ chức từ ngày 17 - 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội.
Dự đại hội có 700 đại biểu đại diện cho 7.215.544 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Nguyễn Đức Triều, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 1998 - 2003
Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Lê Văn Nhẫn, Lê Văn Sang (Hùng Kháng).
Đại hội đã khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 3 (khóa III), họp từ ngày 28 - 29/1/2002 tại Hà Nội đã bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Hữu Mai, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 11 (khóa III), từ ngày 17 - 18/6/2003 tại Hà Nội đã bầu bổ sung các đồng chí: Phạm Quang Tôn, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Lê Hoàng Minh, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Bạc Liêu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) vào năm 1954.
Giai đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam).
Ở miền Nam, tổ chức Hội có tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958
Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII
Đại hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.
Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho trên 10,2 triệu cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI tái đắc cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII (nhiệm kỳ 2018- 2023).
Các ông Lương Quốc Đoàn, Phạm Tiến Nam, Đinh Khắc Đính tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII; bà Bùi Thị Thơm và ông Nguyễn Xuân Định được bầu bổ sung giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII.
Đại hội với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển” đã xác định phương hướng của nhiệm kỳ là: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.
Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề hỗ trợ nông dân và Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác tốt. Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, phấn đấu hình thành thế hệ người nông dân mới có năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp và từng bước trí thức hóa nông dân.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 7 (khóa VII), ngày 29/5/2021 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Chủ tịch Thào Xuân Sùng nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Kỳ họp thứ 9 (khóa VII), ngày 22/6/2022, đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ và giữ chức Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông Việt Nam khoá VII, nhiệm kì 2018-2023.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Hội Nông dân Việt Nam (tên cũ: Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam trước 1991) là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hội Nông dân hiện nay là ông Lương Quốc Đoàn (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).[1]
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay).
Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 người: Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào.
Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về "Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc", trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 thành viên: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.
Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương.
Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.
Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (thực chất là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo) nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thư chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 thành viên: Ngô Duy Đông (Trưởng ban), Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó ban), Lê Du là Ủy viên.
Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.
Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.
Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân.
Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.