Triều Tiên và hàn Quốc là 2 quốc gia cùng nằm trên một bán đảo, sử dụng chung một ngôn ngữ tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ rệt về kinh tế, văn hóa,… Lý do gì khiến cho Hàn Quốc và Triều Tiên chưa thể thống nhất dù đã trải qua gần cả thập kỷ? Nếu 2 đất nước này được thống nhất thì tình hình sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Triều Tiên và hàn Quốc là 2 quốc gia cùng nằm trên một bán đảo, sử dụng chung một ngôn ngữ tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ rệt về kinh tế, văn hóa,… Lý do gì khiến cho Hàn Quốc và Triều Tiên chưa thể thống nhất dù đã trải qua gần cả thập kỷ? Nếu 2 đất nước này được thống nhất thì tình hình sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Sự can thiệp của các cường quốc vào việc thống nhất của Hàn Quốc và Triều Tiên đã diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các cường quốc này không muốn thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên vì những lý do chính trị, an ninh và kinh tế của họ:
Tóm lại, việc bán đảo Hàn thống nhất không được các nước lớn ủng hộ, sự can thiệp của các cường quốc vào việc thống nhất của Hàn Quốc và Triều Tiên được xem là một trở ngại lớn trong quá trình đạt được mục tiêu thống nhất của hai quốc gia này.
Năm 1945, Thế Chiến II kết thúc cũng là lúc chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự bởi Liên Xô và Hoa Kỳ.
Năm 1948, hai nhà nước được hình thành là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hoặc Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc, Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) với danh giới là dọc theo vĩ tuyến 38.
Hàn Quốc và Triều Tiên từ đó hình thành nên thể chế chính trị khác nhau và cả 2 đều muốn thống nhất. Ngày 25/6/1950, Triều Tiên tiến quân xâm lược miền Nam dưới sự chỉ huy của Kim Il Sung và sự hỗ trợ của Liên Xô, dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu, tàn phá nặng nề bán đảo Hàn Quốc.
Vào tháng 09/1950, lực lượng Liên Hợp Quốc, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã can thiệp để bảo vệ miền Nam, và tiến vào Bắc Triều Tiên. Khi họ đến gần biên giới với Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc thay mặt Triều Tiên can thiệp, làm thay đổi cán cân chiến tranh một lần nữa.
Cuộc chiến kết thúc vào ngày 27/07/1953, với một hiệp định đình chiến gần như khôi phục lại ranh giới ban đầu giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Và từ đó cho đến nay, Hàn Quốc và Triều Tiên chính thức bị chia cắt ở vĩ tuyến 38.
Kể từ những năm 1990, với tiến trình tự do hóa của chính phủ Hàn Quốc cũng như sự qua đời của người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã tiến hành các bước nhỏ và mang tính biểu tượng hướng tới công cuộc tái thống nhất.
Năm 2018, dưới thời tổng thống Moon Jae In, hai miền Triều Tiên từng bắt đầu tiến trình xích lại gần nhau. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tổng thống Moon Jae In đã gặp nhau ba lần. Tuy nhiên, quan hệ song phương sau đó đã xấu đi nhanh chóng. Theo Yonhap, mọi nỗ lực của tổng thống tiền nhiệm Hàn Quốc đã rơi vào bế tắc sau thất bại của thượng đỉnh Kim Jong Un và Donald Trump tại Hà Nội tháng 2/2019.
Theo nhiều nhà quan sát, những tuyên bố nói trên của ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên trên thực tế chỉ phản ánh thực tế chia rẽ và đối đầu sâu sắc giữa hai quốc gia trong hiện tại. Trang mạng Euractiv dẫn lại phát biểu của nhà nghiên cứu Rachel Minyoung Lee, thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa Kỳ, “Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây đã nhiều lần báo trước là sẽ có một thay đổi cơ bản trong chính sách đối với Hàn Quốc và hội nghị trung ương Đảng vào tháng 12/2023 không chỉ xác nhận mà còn chính thức hóa điều đó”.
Sự thống nhất giữa hai miền Triều Tiên vẫn là một vấn đề còn rất phức tạp và khó khăn, nhưng không có nghĩa là không thể. Hiện nay, phía bên Hàn Quốc đang đưa ra những kế hoạch mới thúc đẩy bình thường hóa quan hệ liên Triều, những nỗ lực hòa hoãn đã làm dấy lên nhiều hy vọng về khả năng thống nhất bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc, hay chí ít là một dạng liên bang chính trị giữa 2 miền của bán đảo này.
Hình thức liên bang đó đã ít nhiều được thảo luận:
Vì vậy, tính khả thi của các mô hình thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Tiếp theo tuyên bố nói trên, vào ngày đầu năm mới, ông Kim Jong Un ra lệnh quân đội ‘‘hủy diệt’’ Hàn Quốc và Hoa Kỳ, nếu hai nước này chuẩn bị đối đầu quân sự. Cũng ngay trong ngày đầu năm, theo KCNA, bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên bắt đầu bàn với Mặt Trận Thống Nhất về khả năng giải thể các cơ quan phụ trách quan hệ Liên Triều, theo chỉ đạo của lãnh đạo tối cao.
Theo Yonhap, trong một thông báo công bố tối 2/1, em gái Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, đã lên án phát biểu đầu năm mới của tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol,‘‘trong năm tới sẽ cùng với Hoa Kỳ hoàn thiện hệ thống răn đe mạnh mẽ hơn nhắm vào Bình Nhưỡng’’. Phụ họa cho chủ trương đoạn tuyệt với chính sách ‘‘tái thống nhất’’ của lãnh đạo tối cao, nhân vật số hai của Quân Ủy Trung Ương Bắc Triều Tiên khẳng định Bắc Triều Tiên đã ‘‘bỏ lỡ cơ hội’’ trong việc phát triển quân đội trong nhiệm kỳ 5 năm 2017- 2022 của tổng thống tiền nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In, nổi tiếng với chính sách hướng đến hòa giải với miền Bắc.
Việc ông Kim Jong Un khẳng định từ bỏ lập trường ‘‘tái thống nhất’’ có ý nghĩa ra sao ? Trước quyết định được đưa ra ngày 31/12/2023, từ hàng chục năm nay chế độ Bắc Triều Tiên vẫn chủ trương hướng đến xây dựng một ‘‘Nhà nước Liên bang Dân chủ Koryo’’, tức một chính quyền ‘‘liên bang’’ với Hàn Quốc, cho phép mỗi bên duy trì chế độ chính trị riêng. Koryo (hay Cao Ly) là tên gọi nhà nước đầu tiên từng thống nhất toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên hồi thế kỷ X. Cho đến thời điểm hiện tại, một trang mạng đối ngoại chính thức của chính quyền Bắc Triều Tiên, DPRK, vẫn tiếp tục đăng tải bài viết năm 1997 của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il, cha của Kim Jong Un, với tựa đề “Chúng ta hãy thực hiện chỉ thị thống nhất đất nước của nhà lãnh đạo vĩ đại Kim Nhật Thành’’.
Chủ thuyết thành lập ‘‘Cộng hòa Liên bang Dân chủ Cao Ly’’ đã được Kim Nhật Thành đưa ra vào năm 1980. Theo chủ trương này, Cộng hòa Liên bang Dân chủ Cao Ly, bao gồm hai chế độ riêng biệt, sẽ là một quốc gia trung lập, không tham gia bất kỳ liên minh chính trị, quân sự nào, và đây là con đường ‘‘thực tế và hợp lý nhất để thống nhất đất nước một cách độc lập, hòa bình’’. Việc Kim Jong Un tuyên bố từ bỏ chủ trương của ông nội, cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, ắt hẳn là một bước ngoặt lớn trong chế độ Bắc Triều Tiên, nơi mà thái độ trung thành với lãnh tụ thường được coi là một điều kiện căn bản bảo đảm sự ổn định của chế độ.
Chế độ chính trị có thể coi là điểm khác biệt lớn nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Đây cũng chính là lý do khiến cho 2 bên tạo ra những mâu thuẫn và không thể đi tới thống nhất:
Theo số liệu năm 2018 của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc dân của Triều Tiên là 35,895 tỷ won bằng 1/53 so với tổng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc là 1,898,453 tỷ won. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Triều Tiên là 1,43 triệu won, bằng 1/26 so với Hàn Quốc là 36,79 triệu won.
Có thể thấy, về kinh tế thì Hàn Quốc có một sự phát triển vượt bậc hơn hẳn với Triều Tiên. Hàn Quốc là một quốc gia phát triển với nền kinh tế thị trường mở, có mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và đứng thứ 4 về số lượng xe hơi sản xuất hàng năm trên toàn cầu.
Hiện tại Triều Tiên vẫn có nền kinh tế khá khó khăn, do các lệnh trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế.
Hàn Quốc là một quốc gia phát triển có văn hóa đa dạng, nổi tiếng với nền công nghiệp giải trí phát triển và có tầm ảnh hưởng với các nước khác trong khu vực.
Triều Tiên có văn hóa truyền thống đặc biệt, ảnh hưởng chủ yếu từ chủ nghĩa cộng sản và nhà lãnh đạo Kim Jong Un, không có sự phát triển nổi bật trong lĩnh vực giải trí hoặc văn hóa đương đại.
Triều Tiên và Hàn Quốc đều chú trọng đầu tư vào lĩnh vực quân sự bởi 2 bên luôn ở tình trạng chiến tranh lạnh, căng thẳng. Dưới đây là một số điểm khác biệt trong quân sự của hai quốc gia này: